Cổ Phiếu Hưng Thịnh Group

Cổ Phiếu Hưng Thịnh Group

Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tín hiệu của nỗi đau đã có từ sớm

Lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở, bởi trên thị trường chứng khoán đã có quá nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp có liên quan đến bê bối thao túng giá. Hầu hết các mã này đều rơi vào tình trạng “mất phanh”, thậm chí tương lai mù mịt như FLC, ROS, nhóm Louis Holdings, Chứng khoán Trí Việt…

Tuy nhiên, sẽ là không quá khi nói rằng những “nỗi đau” đều đã có những tín hiệu từ trước, chỉ là trong “cơn say” về giá, các nhà đầu tư đã bỏ những sự bất thường.

Quay trở lại với những cú bứt phá của APS, API, IDJ có thể thấy đều không đến từ động lực cốt lõi. Tại thời điểm năm 2021, rõ ràng đây là hành động thao túng giá cổ phiếu, đã được thể hiện qua việc cơ quan công an đã khởi tố vụ án. Còn thời điểm vừa qua, đà tăng của bộ ba này đều không thông tin nào hỗ trợ.

Đối với Chứng khoán APEC, công ty báo lỗ gần 450 tỷ đồng trong năm 2022. Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2023 cho thấy, dù bão lãi 30 tỷ đông nhưng khoản lỗ tự doanh đã tăng lên mức 83 tỷ; dòng tiền cho vay margin và phải thu của APS tiếp tục sụt giảm còn 160 tỷ trong khi hồi đầu năm 2022 ở mức 533 tỷ đồng.

Tương tự, kết thúc quý 1/2023, API ghi nhận hơn 4,4 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi cùng kỳ là gần 48,2 tỷ đồng, giảm gần 91%. Duy chỉ có IDJ ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ về lợi nhuận, nhưng cũng chưa đủ để có thể đưa giá cổ phiếu tăng hơn 1 nửa chỉ trong vòng hơn 2 tháng.

Soi lại giao dịch cũng có thể thấy rằng, trong phiên giao dịch ngày 19/6, cả 3 cổ phiếu APEC đều ghi nhận phiên giảm sàn với khối lượng giao dịch tăng đột biến, gấp mấy lần phiên trước đó. Đáng chú ý, 4 phiên giao dịch sau đó (20-23/6), cả 3 cùng có chung 1 kịch bản là có 2 phiên giảm, 2 phiên tăng đan xen, tại các phiên giảm đều có thanh khoản cao hơn phiên tăng.

Theo nhận định của một nhà đầu tư lâu năm, đây có thể là động thái “kéo để xả” của một số “tay to” nắm được thông tin tiêu cực từ trước đó. Thậm chí, ngay trong phiên giao dịch ngà 23/6, cả 3 cổ phiếu này vẫn đóng cửa trong sắc xanh, thông tin tiêu cực xuất hiện sau khi phiên giao dịch kết thúc.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thành của Chứng khoán APEC, ông Nguyễn Đỗ Lăng đã có những chia sẻ với cổ đông về việc những người theo nghiệp chứng khoán, tài chính rất khổ.

"Chứng khoán mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui, vô cùng thăng hoa những cũng đem tới quá nhiều đau khổ. Và bi kịch nhất là khi chúng ta khổ thì không nhận ra bản thân mình đang đau… Đầu tư chứng khoán rất dễ mắc tâm bệnh, mà tâm bệnh thì khổ gấp nhiều lần bệnh thân thể, kéo dài dai dẳng và chữa rất khó”, ông Lăng nói.

Trong phiên sáng ngày 3/1/2024, cổ phiếu OGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) lập tức tăng kịch trần 6,97% lên vùng giá 7.670 đồng/CP sau thời gian dài lình xình đi ngang.

Thanh khoản của OGC thời gian qua cũng ở mức rất thấp, chỉ từ 200.000-500.000 cổ phiếu mỗi phiên, và ít sự quan tâm của giới đầu tư.

So với vùng đỉnh giá 22.000 đồng/CP vào hồi cuối năm 2021, thị giá OGC hiện tại vẫn giảm hơn 65%, khiến các cổ đông, nhà đầu tư đang bị thua lỗ nặng.

Tuy nhiên, cổ phiếu OGC bất ngờ hồi phục tăng trần sau thông tin hai tổ chức mới một tuần tuổi chi ra hàng trăm tỷ đồng để mua cổ phiếu.

Mới đây, Công ty Cổ phần Thương mại Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam có văn bản báo cáo hoàn tất mua 51,7 triệu cổ phiếu OGC vào ngày 29/12/2023, qua đó trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 17,24% tại OGC.

Ước tính theo giá 7.050 đồng/cp, thì công ty này có thể đã chi khoảng 364 tỷ đồng để gom cổ phiếu OGC.

Theo diễn biến trên sàn HoSE, trong 1 tuần cuối năm 2023, khối lượng giao dịch cổ phiếu OGC rất thấp với tổng cộng chỉ 1,85 triệu đơn vị. Do vậy, khả năng cao là tổ chức này đã thực hiện giao dịch “sang tay” cổ phiếu ở ngoài sàn.

Theo thông tin công bố, Công ty Đô thị Việt Nam chỉ mới được thành lập ngày 25/12/2023, có trụ sở chính đặt tại Tòa nhà VNT Tower, 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Người đại diện pháp luật là ông Phan Thành Long và công ty  không có người liên quan tại Tập đoàn Đại Dương.

Tương tự, vào đầu tháng 12, một tổ chức khác là Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng Bắc Việt đã mua hơn 27,058 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 9,02% vốn điều lệ. Công ty này đã trở thành cổ đông lớn của Ocean Group vào ngày 8/12/2023 và không ghi nhận giao dịch qua sàn chứng khoán. Tổ chức này cũng chưa từng sở hữu OGC trước đó.

Ước tính với giá quanh vùng 7.300 đồng/CP, Công ty Sông Hồng Bắc Việt có thể phải chi ra 197,52 tỷ đồng để đặt chân vào ghế cổ đông lớn tại Ocean Group.

Điểm đáng chú ý là, Công ty Sông Hồng Bắc Việt được thành lập vào ngày 1/12/2023, tức chỉ 7 ngày trước khi gom 9,02% cổ phiếu OGC.

Địa chỉ trụ sở chính của Sông Hồng Bắc Việt đặt tại tòa nhà Icon4, số 243 Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội, do bà Đinh Thị Nhi (sinh năm 1994) làm người đại diện pháp luật. Công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là “hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu (chi tiết: tư vấn đầu tư)”.

Ngoài ra, công ty này đăng ký kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất, tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản…

Dù chỉ mới một tuần tuổi, nhưng Công ty Sông Hồng Bắc Việt có vốn điều lệ 189,2 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông gồm: ông Nguyễn Đức Tâm (sở hữu 47,7%), ông Lê Thanh Hải (sở hữu 46,46%) và bà Đặng Thị Thủy (sở hữu 5,84%).

Ông Lê Thanh Hải hiện là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Đô thị Thăng Long (thành lập năm 2009 tại Nghệ An).

Bà Đặng Thị Thủy là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thương mại Kim Sa (thành lập năm 2021).

Nhóm cổ đông này có liên quan “bóng dáng” của một trong những tập đoàn bất động sản sở hữu quỹ đất rộng và đa dạng bậc nhất cả nước, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo…

Thua lỗ nghìn tỷ, dự án dở dang “án binh bất động”

Ocean Group có hành trình tăng vốn “thần tốc” từ 10 tỷ đồng năm 2007 lên tới 3.000 tỷ đồng, từng là “ngôi sao” trên sàn chứng khoán hơn 10 năm trước.

Dưới sự điều hành của ông Hà Văn Thắm, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), tập đoàn đã có chặng đường phát triển rực rỡ với hệ sinh thái các công ty có vốn điều lệ nghìn tỷ.

Tập đoàn này hoạt động đa ngành với hàng chục công ty con, liên kết ở các lĩnh vực “nóng” như bất động sản, du lịch - nghỉ dưỡng, truyền thông, chứng khoán, ngân hàng, bán lẻ, thương mại điện tử...

Tuy nhiên, sau biến cố ông Hà Văn Thắm bị khởi tố, bắt giam vì hàng loạt sai phạm, Ocean Group rơi vào tình cảnh lao đao, thua lỗ triền miên. Dù sở hữu quỹ đất khủng, có vị trí đắc địa với giá trị lớn nhưng suốt 1 thập kỷ qua, các dự án của Ocean Group vẫn ở tình trạng dở dang, nằm “án binh bất động”…

Ở thời kỳ đỉnh cao 2010-2013, Ocean Group liên tục báo lãi hàng nghìn tỷ mỗi năm, thuộc Top doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất sàn chứng khoán.

Năm 2013 trước khi ông Hà Văn Thắm bị bắt, tổng tài sản của OGC đạt hơn 11.400 tỷ đồng với vốn chủ sở hữu hơn 3.200 tỷ đồng.

Kể từ năm 2014 đến nay, ngay cả khi Ocean Group đổi chủ với nhóm cổ đông mới xuất hiện vào năm 2018, tập đoàn vẫn liên tục vướng lùm xùm tranh giành quyền kiểm soát công ty.

Còn nhớ hồi tháng 11/2020, Quỹ đầu tư IDS Equity Holdings tuyên bố đại diện một nhóm nhà đầu tư và mua lại 51% cổ phần Ocean Group, có đủ điều kiện chi phối tập đoàn này.

Nhưng khi đó, ban lãnh đạo Ocean Group khẳng định IDS Equity Holdings chưa tiếp quản quyền điều hành doanh nghiệp và chưa xác định số lượng cổ phiếu do quỹ này sở hữu. Hệ quả là Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 sau đó đã bất thành do không đủ tỉ lệ cổ đông tham dự 65% theo điều lệ công ty.

Đầu năm 2021, Hội đồng quản trị Ocean Group đã ra quyết định chốt bán 20 triệu cổ phần CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (Ocean Hospitality, mã: OCH) để trả nợ cho tập đoàn.

Nhóm cổ đông lớn gồm 3 cá nhân nắm giữ 10,41% vốn điều lệ Ocean Group gồm bà Lê Thị Quỳnh Trang (4,82%), ông Trương Quốc Bình (4,56%) và ông Chu Duy Đoàn (1,03%) đã yêu cầu triệu tập Đại hội cổ đông bất thường để phản đối việc bán cổ phần OCH.

Việc bán cổ phần OCH sẽ khiến cho tỷ lệ sở hữu của Ocean Group tại công ty này giảm xuống dưới 50% khiến cho kết quả kinh doanh của OCH không được hợp nhất vào OGC.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cổ đông vì OCH là công ty chủ lực đóng góp doanh thu, lợi nhuận lớn nhất cho tập đoàn, nhất là mảng kinh doanh kem Tràng Tiền, bánh Givral, khu nghỉ dưỡng, khách sạn.

Tuy vậy, trong 10 năm qua, Ocean Group dù đổi chủ nhưng vẫn chưa thoát vận thua lỗ triền miên, các dự án vẫn đình trệ. Tổng lỗ lũy kế đến ngày 30/9/2023 lên tới âm 2.595 tỷ đồng.

Năm 2023, tập đoàn đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu khoảng 1.218 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 195 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 142 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 171% và 241%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Ocean Group đạt 862 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 1,3%. Lợi nhuận trước thuế đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 177 tỷ đồng. Như vậy, Ocean Group đã hoàn thành được 72% mục tiêu doanh thu và vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận của năm 2023.

Các cổ đông vẫn đang chờ đợi hiệu quả từ kế hoạch tái cấu trúc của nhóm cổ đông mới, nhất là xử lý tài sản trả nợ, huy động thêm nguồn vốn để khởi động lại các dự án bất động sản, khắc phục lỗ lũy kế.