(*Khoa Thuế & Hải quan, Học viện Tài chính).
(*Khoa Thuế & Hải quan, Học viện Tài chính).
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc sau: - Tại các doanh nghiệp kinh doanh điện tử / doanh nghiệp sở hữu website TMĐT bán hàng: chuyên viên hoặc quản lý hoạt động cung ứng điện tử, bán hàng trực tuyến, marketing điện tử, logistics điện tử, thanh toán điện tử, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị và vận hành hệ thống bán hàng đa kênh, xây dựng và phát triển hệ thống TMĐT của doanh nghiệp. - Tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT: chuyên viên hoặc quản lý phụ trách tư vấn, triển khai các giải pháp kinh doanh điện tử cho các doanh nghiệp khác (B2B); tư vấn, triển khai giải pháp phát triển hệ thống thông tin kinh doanh, quản trị cơ sở dữ liệu kinh doanh. - Viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và kinh tế số; - Nhà sáng lập doanh nghiệp kinh doanh điện tử; - Nghiên cứu, giảng dạy ngành TMĐT, kinh doanh số tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng.
- Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành; - Học phí theo tín chỉ năm 2022: 615.000 đ/tín chỉ. Ghi chú: - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ. - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00 – khối A); hoặc Toán, Lý, Anh văn (A01 – khối A1) hoặc Toán, Văn, Anh văn (D01 – khối D1) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Sự phát triển này của TMĐT cũng thúc đẩy hành vi tiêu dùng của người mua thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm qua các kênh TMĐT. Sự gia tăng khối lượng giao dịch TMĐT khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao, điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong những năm vừa qua cho dịch vụ logistics trong TMĐT.
Logistic đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng TMĐT
Logistics trong Thương mại điện tử được hiểu là các quy trình liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển hàng hoá, bao gồm từ quản lý hàng tồn kho, đóng gói, vận chuyển các đơn đặt hàng, và thậm chí là dịch vụ sau bán hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng.
Trong thương mại điện tử, người mua có thể mua sắm không giới hạn khu vực địa lý, có thể đặt mua một sản phẩm hàng hoá bất kỳ tại quốc gia khác hay vùng miền khác qua website, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Nhưng ngược lại, việc vận chuyển hàng hóa không thể đến tay người dùng ngay, mà sẽ vẫn cần vượt qua khoảng cách địa lý nhất định. Điều này được thực hiện bởi hệ thống logistics. Bởi vậy, dù các giao dịch được thực hiện trên môi trường internet nhưng dịch vụ logistics lại là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng và giao dịch.
Logistics giúp cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, đưa hàng hoá đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, trong môi trường TMĐT, khi khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp với nhau qua internet, việc tạo dựng uy tín và niềm tin rất khó khăn. Do vậy, logistics TMĐT sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là tạo lợi thế cạnh tranh, tạo uy tín của doanh nghiệp với người mua hàng.
Thách thức đặt ra với dịch vụ logistics trong TMĐT trong bối cảnh hiện nay
Bên cạnh những cơ hội phát triển là những khó khăn mà hoạt động logistics TMĐT đang gặp phải. Kể đến đầu tiên là hạn chế về cơ sở hạ tầng. Khi thị trường TMĐT trở nên rộng lớn, vị trí người mua ở xa, số lượng các đơn hàng nhiều, quy mô các đơn hàng lại rất nhỏ, yêu cầu giao hàng nhanh thì khối lượng công việc vận chuyển giao hàng lại trở nên vô cùng lớn và phức tạp. Kênh phân phối TMĐT lại cần tới các trung gian logistics mới để tối ưu hóa việc di chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Điều này cũng kéo theo chi phí cho logistics tăng cao hơn, chi phí này khi tính cho người tiêu dùng thì giá mua hàng trực tuyến không thấp hơn nhiều so với mua hàng theo phương thức truyền thống.
Cùng với sự phát triển là sự cạnh tranh giữa các đơn vụ cung cấp dịch vụ, dẫn tới nhu cầu hoàn thiện hệ thống, cung cấp thêm dịch vụ gia tăng giá trị, nhằm phục vụ tối ưu hơn cho nhu cầu bán hàng và mua sắm, đáp ứng đòi hỏi được giao hàng nhanh hơn, an toàn hơn, tiết kiệm hơn và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Tốc độ vận chuyển hàng hóa và chất lượng sản phẩm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cả khách hàng và người bán.
Ngoài ra, những giải pháp logistics trong TMĐT trong nước còn nhiều hạn chế về mặt công nghệ và bảo mật thông tin hay bảo mật thanh toán. Giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ sau giao hàng như đổi trả, thu hổi, xử lý hàng (reverse e-logistics) cũng chưa được tổ chức, xây dựng và kiểm soát tốt cũng tạo ra thách thức cho các đơn vị logistics khi chưa đáp ứng được chất lượng dịch vụ thu hồi, đổi trả hàng lỗi hay đổi trả sản phẩm bảo hành.
Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số để quản lý đồng bộ hóa các chuỗi logistics
Với tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT hiện nay từ 20% – 25%/năm, ngành công nghiệp logistics dự báo sẽ có đà phát triển mạnh mẽ. Dù tiềm năng phát triển lớn nhưng khó khăn trong logistics Thương mại điện tử cũng là bài toán khó chưa được giải. Để tận dụng tiềm năng to lớn này đòi hỏi sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan. Đó là các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy từ các cơ quan nhà nước có liên quan; từ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần tập trung mở rộng và hiện đại hóa kho bãi, quy hoạch mạng lưới để giải quyết phương án và hình thức giao nhận, tối ưu hóa việc giao hàng theo tuyến, từ đó giảm thiểu chi phí giao nhận cho cả doanh nghiệp và người dùng. Ngoài ra, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số để quản lý đồng bộ hóa các chuỗi logistics cũng là một hướng đi có tính ứng dụng trong thời gian tới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn tiến nhanh chưa từng có, ngành Thương mại Điện tử được xem là xu thế tất yếu. Trong giai đoạn tới, Việt Nam trở thành quốc gia có hàm lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, việc tiến hành trao đổi thương mại qua mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn.
Có lẽ khi nhắc đến Marketing online thì ai cũng sẽ hiểu là tiếp thị trực tuyến. Nhưng để hiểu được rõ bản chất của Marketing online thì không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt hơn, khi thương mại điện tử (TMĐT) đang là một xu thế phát triển tất yếu hiện nay của các doanh nghiệp. Để có thể phát triển và đứng vững, đạt được doanh số vượt bậc trong ngành, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà còn phải chú trọng vào Marketing online trong Thương mại điện tử.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tăng thêm khoảng 4 tỷ USD (tăng 25%) so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD. Kết quả này nhấn mạnh thương mại điện tử ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Báo cáo toàn cảnh thị trường Bán lẻ trực tuyến quý I năm 2024 của Metric cho biết, đi cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, bức tranh về thị trường sàn TMĐT cũng hiện lên nhiều gam màu tươi sáng. Tổng doanh số trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop) đã đạt mức 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tới 78,69% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này vượt xa kỳ vọng bởi theo nhiều dự báo, doanh số thị trường TMĐT năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với 2023. Đồng thời, 766,7 triệu đơn vị sản phẩm đã được giao thành công tới người tiêu dùng trong 3 tháng qua - tăng 83,21% so với cùng kỳ.
Có thể thấy, các nhà bán nhỏ lẻ không chuyên đang bị bỏ lại trong cuộc chơi và rút dần khỏi thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc, lợi nhuận đổ về những nhà bán thực sự chuyên nghiệp và có đầu tư cho việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
Để có thể tồn tại và phát triển, những người kinh doanh trên sàn TMĐT cần chuẩn bị kỹ càng ở mọi yếu tố, bắt đầu ngay từ bước phân tích thị trường và lên chiến lược kinh doanh bài bản hiệu quả.
Marketing cũng như các ngành khoa học khác, luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo thời gian và đã xuất hiện một loại hình marketing mới – marketing trực tuyến trong Thương mại điện tử.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì Marketing trực tuyến là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và Internet.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing online nhưng các định nghĩa đều thống nhất với nhau một quan điểm là việc sử dụng đa dạng các kênh trực tuyến nhằm quảng cáo, phân phối dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp đến thị trường và người tiêu dùng. Và trong thương mại điện tử chính là việc tăng mức độ nhân thức thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ cũng như nâng cao doanh số, doanh thu cho doanh nghiệp.
Tích hợp trên các nền tảng social media là một điều không thể thiếu khi nói về các hình thức marketing online trong TMĐT. Thay vì điều hương khách hàng về website một cách gượng ép, doanh nghiệp có thể để khách hàng lựa chọn và mua trực tiếp ngay trên những nền tảng mạng xã hội mà họ thường truy cập như: Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram, …
Theo một nghiên cứu, hoạt động mua hàng online thường được diễn ra chủ yếu trên các thiết bị di động. Vì vậy, doanh nghiệp cần mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời khi mua sắm trên di động (gọi là Mobile Optimization) như: tốc độ tải trang web, cải thiện SEO, tối ưu hoá nội dung bài viết..v..v
Có nên học Marketing trong Thương mại điện tử hay không là câu hỏi chắc hẳn được rất nhiều bạn đang băn khoăn chọn chuyên ngành quan tâm. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích, mong muốn và định hướng của chúng ta.
Trong báo cáo mới đây của Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới gần 60 triệu người Việt tham gia mua hàng online. Dự kiến 2025, nền kinh tế số Việt Nam đạt tới ngưỡng 49 tỷ USD thì ở lĩnh vực TMĐT là 32 tỷ, chiếm hơn 65%. Với con số như vậy, để đạt được trạng thái bền vững thì doanh nghiệp cần nguồn nhân lực chất lượng cao và có chuyên môn trong TMĐT rất lớn. Bởi vậy đây là ngành vô cùng tiềm năng.
Nhận thấy những ưu điểm này, xu hướng chung của doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh các hoạt động Marketing trong TMĐT. Bởi vậy, sinh viên theo học chuyên ngành Marketing online trong thương mại điện tử có rất nhiều lợi thế khi tìm việc hay tự kinh doanh.
Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế được đánh giá kiểm định chất lượng , sinh viên được cung cấp khối kiến thức khái quát về hoạt động Marketing nói chung, được tiếp cận và thực hành hiệu quả các công cụ quản lý, bán hàng trực tuyến, nắm vững tâm lý khách hàng, thành thục trong xây dựng chiến lược Marketing online trong TMĐT.
Là ngành thuộc Khoa Công nghệ thông tin, sinh viên còn có cơ hội “đi sâu” vào yếu tố “điện tử” trong Thương mại điện tử như: Thiết kế web Thương mại điện tử, tối ưu SEO, tối ưu chất lượng trang web mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng…
Chương trình học song ngữ 50% các môn học bằng Tiếng Anh, được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, liên tục được cập nhật để phù hợp với xu hướng, thực trạng thị trường thông qua những học phần gắn kế Doanh nghiệp. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế như: OBE systems…cũng là một cách dể sinh viên tiếp cận kiến thức một các chủ động, nâng cáo các kỹ năng tư duy, sáng tạo, làm việc nhóm, tiếng Anh…
Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.
Với thế mạnh truyền thống về đào tạo Công nghệ Thông tin và Quản trị Kinh doanh, thực sự khó có đơn vị nào ở miền Trung có thể vượt qua Đại học Duy Tân trong chất lượng đào tạo ngành Thương mại Điện tử, vốn tập trung vào năng lực ứng dụng các Công nghệ Số, Công nghệ Thông tin trong các hoạt động kinh doanh và thương mại, góp phần mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
- Đặc biệt, với thế mạnh hàng đầu về Thương mại Điện tử ở miền Trung, sinh viên Thương mại Điện tử ở Duy Tân sẽ được đào tạo về các phương thức quản lý và giao dịch bằng Công nghệ Thông tin trên các hệ thống CRM và ERP phổ biến của của SAP, Microsoft, hay Oracle.
LiveStream Tư vấn Tuyển sinh nhóm ngành Kế toán, Kiểm toán, Quản trị, Luật
Vị trí ngành học với Kinh tế Đà Nẵng
- Với thu nhập bình quân ngày càng tăng và vai trò ngày càng rõ là trung tâm thương mại của miền Trung nhưng có thể nói nguồn đào tạo nhân lực thương mại chất lượng cao trên địa bàn Đà Nẵng là còn rất thiếu hụt.
- Xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT và Ưu tiên xét tuyển thẳng theo qui định của trường,
- Xét tuyển dựa vào Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia HCM & Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024,
- Xét kết quả kỳ thi THPT năm 2024 vào TẤT CẢ các ngành đào tạo của trường,
- Xét kết quả Học bạ THPT cho tất cả các ngành: bằng 1 trong 2 hình thức sau
+ Dựa vào kết quả học tập năm lớp 12, cột trung bình cả năm của môn xét tuyển, hoặc
+ Dựa vào kết quả điểm Trung bình môn năm lớp 11 & điểm học kỳ 1 lớp 12