Nắm được luật thuế GTGT và những quy định pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Năm 2024, nhiều văn bản mới được ban hành như quy định giảm thuế, Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng,... nên doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời để thực hiện.
Nắm được luật thuế GTGT và những quy định pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Năm 2024, nhiều văn bản mới được ban hành như quy định giảm thuế, Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng,... nên doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời để thực hiện.
Một số điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào có sự điều chỉnh:
- Mua vào hàng hóa, dịch vụ có trị giá dưới 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Bổ sung một số chứng từ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Các Nghị định hướng dẫn Luật Thuế GTGT.
Các Nghị định hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng vẫn đang có hiệu lực:
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế.
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
- Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi.
- Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
- Nghị định 49/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 146/2017/NĐ-CP.
Các Thông tư hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng gồm:
- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
- Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi các Thông tư: 85/2011/TT-BTC, 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC.
- Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân,...
- Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi khổ thứ nhất tại Khoản 3, Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Thông tư 93/2017/TT-BTC sửa đổi Khoản 3, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Thông tư 43/2021/TT-BTC sửa đổi Khoản 11, Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC) thì những trường hợp áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% gồm:
Theo đó, những hàng hóa, dịch vụ theo quy định nêu trên sẽ được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% theo quy định mới nhất.
Hiện nay, chưa có chính sách điều chỉnh thuế GTGT đối với hàng hóa đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, do đó vẫn áp dụng quy định các đối tượng chịu thuế suất 0% tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% gồm:
Theo đó, nhóm hàng hóa đáp ứng được điều kiện nêu trên sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 101/2023/QH15 trong đó có quyết nghị chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa dịch vụ đang chịu thuế GTGT 10%.
Theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15 thì những hàng hóa dịch vụ đang áp dụng dụng thuế suất thuế GTGT 10% sẽ giảm xuống còn 8% trừ một số hàng hóa dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất.
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3, tàu bay, du thuyền, xăng các loại…
- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin: Card âm thanh, hình ảnh, mạng và các loại card tương tự dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động, thẻ thông minh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính...
Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Mức thuế suất 8% áp dụng từ ngày đến 01/7/2023 đến hết 31/12/2023.
Thời điểm hiện tại, chưa có Luật mới ban hành thay thế Luật Thuế giá trị gia tăng cũ. Vì vậy, năm 2024 vẫn sẽ áp dụng các Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:
- Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008.
- Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi năm 2016.
- Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013.
- Luật Sửa đổi các Luật về thuế năm 2014.
Ngoài ra, Văn bản hợp nhất Luật Thuế giá trị gia tăng mới nhất là Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQh ngày 28/4/2016.
- Điều 7, Dự thảo Luật Thuế GTGT điều chỉnh thuế suất của một số hàng hóa, dịch vụ:
- Bổ sung thêm một số đối tượng áp dụng mức thuế suất 0%: Công trình xây dựng lắp đặt ở khu phi thuế quan, ở nước ngoài; vận tải quốc tế, hàng hóa bán tai khu cách ly, tại cửa hàng miễn thuế hoặc đã làm thủ tục xuất cảnh; dịch vụ xuất khẩu cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Một số sản phẩm không chịu thuế chuyển sang thuế suất 5%: Tàu khai thác thủy sản tại vùng khơi, vùng biển; Phân bón; Một số máy móc chuyên dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Một số sản phẩm áp dụng thuế suất 5% chuyển sang 10%: Lâm sản thô sơ; thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; đường; phụ phẩm trong sản xuất đường; một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Điều kiện hoàn thuế GTGT được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp và đơn vị hoạt động kinh doanh quan tâm. Phải đáp ứng điều kiện nhất định để được hoàn thuế.
Căn cứ xác định điều kiện hoàn thuế GTGT được căn cứ theo: - Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (Luật số: 13/2008/QH12) ban hành ngày 3/6/2008. - Các Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng 2008: + Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; + Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế; + Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế. - Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016. - Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018. - Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019. - Thông tư số 80/2021/TT-BTC ban hành ngày 29/9/2021.
Căn cứ theo Điều 70, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 quy định về các trường hợp hoàn thuế như sau: “1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. 2. Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.” Như vậy, điều kiện để hoàn thuế GTGT gồm:
Người nộp thuế được hoàn trả tiền nộp thừa khi nào?