ODA là nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 - 2020, nguồn vốn ODA đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa Việt Nam gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Vậy Vốn ODA là gì? Vốn ODA có đặc điểm gì? ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Vietcap đi tìm hiểu sâu hơn về vốn ODA nhé.
ODA là nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 - 2020, nguồn vốn ODA đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa Việt Nam gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Vậy Vốn ODA là gì? Vốn ODA có đặc điểm gì? ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Vietcap đi tìm hiểu sâu hơn về vốn ODA nhé.
Từ năm 1993, tại Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris (Pháp), Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, mở đầu quá trình huy động nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Hơn 27 năm qua, vốn đầu tư ODA đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Công tác vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA đã đạt nhiều kết quả tích cực trên cả ba mặt cam kết, ký kết và giải ngân.
*Ghi chú: Từ năm 2013 không thực hiện cam kết - Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 27 năm qua các nhà tài trợ đã ký kết cung ứng vốn ODA cho Việt Nam với tổng số vốn là 86.570,62 triệu USD; số vốn đã giải ngân là 65.373 triệu USD. Số vốn giải ngân chậm, chiếm 75,51% trên tổng số vốn ký kết, gần 25% số vốn còn lại bị tồn đọng, làm cho tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế khả năng trả nợ, ảnh hưởng xấu đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Vốn ODA được tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp; xây dựng phát triển khu đô thị và nông thôn mới... nhằm tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Trong giai đoạn 1993-2020, vốn ODA được tập trung đầu tư vào lĩnh vực như: xây dựng hạ tầng giao thông vận tải; xây dựng các công trình thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, lưới điện và trạm phân phối điện; các công trình hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường như cung cấp thoát nước, xử lý nước thải; các dự án phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; các chương trình và dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn như thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển lưới điện nông thôn; các công trình dự án y tế, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; các công trình dự án khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, xây dựng các khu công nghệ cao; các dự án hỗ trợ xây dựng và cải cách chính sách, thể chế…
Cơ cấu vốn ODA thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 - Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Vốn ODA trong thời kỳ 2011-2020 được đầu tư vào các ngành giao thông vận tải khoảng 33 %; đầu tư vào môi trường và phát triển nguồn nhân lực khoảng 23 %; đầu tư vào năng lượng và công nghiệp khoảng 14,5%; đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo khoảng 10,2 %; đầu tư vào các ngành y tế, xã hội, giáo dục đào tạo khoảng 9%; còn lại 10,3 % đầu tư vào các ngành khác. Như vậy, có khoảng 57,7% được đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Có khoảng 42,3 % được đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, phát triển nhân lực... có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hoặc không trực tiếp tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về vốn ODA là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức Vốn ODA là gì? để hiểu rõ hơn về chương trình viện trợ hữu ích này.
Combinations with other parts of speech
Kết quả: 150, Thời gian: 0.0277
Đặc điểm của nguồn vốn ODA là gì cũng được khá nhiều người quan tâm. Có 3 đặc điểm chính của nguồn vốn này, bao gồm:
Mức lãi suất của nguồn vốn này thường được áp dụng là khá thấp hoặc không có lãi, từ 0 đến vài phần trăm mỗi năm. Các nước kém phát triển hoặc đang trên đà phát triển sẽ sử dụng số tiền đó để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, giao thông hạ tầng… Loại vốn vay này có nhiều ưu đãi hàng đầu thế giới hiện nay bởi thời gian ân hạn dài thường trên 30 năm, lãi suất thấp…
Nguồn vốn ODA thường là khoản vay có chính sách ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại giữa nước phát triển với nước đang hoặc kém phát triển. Ngoài việc cho vay bằng tiền, bên viện trợ sẽ hỗ trợ thêm việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp hàng hóa… Trong khi đó, bên nhận được viện trợ sau khi nhận được tiền sẽ thực hiện theo đúng cam kết như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội,… để cải thiện cuộc sống của nhân dân.
Ngoài việc viện trợ khoản vay ưu đãi, bên cho vay sẽ có những điều kiện nhất định, nhất là về kinh tế, địa lý hay chính trị. Bởi vì các nước viện trợ sẽ muốn đem lại lợi nhuận cho chính nước mình, tổ chức của mình và vừa muốn đạt ảnh hưởng về mặt chính trị.
Ngoài ra, các nước cho vay sẽ yêu cầu sử dụng nhân sự, thuê dịch vụ hay mua sắm thiết bị của mình với chi phí không hề rẻ. Nếu trong quá trình đi vay mà xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng hay người điều hành dự án thiếu kinh nghiệm thì nước đi vay sẽ rất nguy hại.
Xem lại: Vốn FDI là gì? FDI có tác động đến thị trường chứng khoán?
Vốn ODA là dòng vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào trong nước, bổ sung thêm vào nguồn vốn đầu tư xã hội như một phép cộng đương nhiên, nhằm đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân và bảo vệ, tái tạo môi trường sinh thái thiên nhiên.
Khi viện trợ ODA, các quốc gia thường đi kèm với những điều kiện có lợi cho họ đối với các nước nhận viện trợ về mặt chính trị, thị trường, an ninh-quốc phòng.