Quy định về xác định xuất xứ hàng hóaVừa qua, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 05 năm 2020. Thông tư quy định cụ thể về cách xác định xuất xứ hàng hóa, trong đó có hàng hóa có xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ thuần túy, cộng gộp. Cụ thể: Hàng hóa có xuất xứ Theo Thông tư, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Nước thành viên đó. Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của Nước thành viên đó. Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện các nguyên liệu này trải qua quá trình sản xuất thực hiện hoàn toàn tại lãnh thổ của một Nước thành viên và hàng hóa được phân loại khác nhóm với nhóm của nguyên liệu. Đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn X% trị giá FOB xuất khẩu của hàng hóa cuối cùng. Quy định tại khoản này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều này do quá trình sản xuất không liên quan đến việc chuyển đổi nhóm đối với tất cả nguyên liệu không có xuất xứ. Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa đáp ứng các tiêu chí cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Quy định tại khoản này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên theo một trong các trường hợp sau: Khoáng sản được chiết xuất tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Sản phẩm thu được từ săn bắt, đánh bẫy, thu hoạch, nuôi trồng thủy hải sản hoặc đánh bắt tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác lấy từ biển nằm ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên bằng tàu thuộc sở hữu hoặc đăng ký bởi công ty đăng ký thành lập tại lãnh thổ của một Nước thành viên, với điều kiện tàu được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó. Hàng hóa thu được hoặc sản xuất từ cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác trên tàu được sở hữu hoặc đăng ký bởi công ty đăng ký thành lập tại lãnh thổ của một Nước thành viên và được treo cờ của Nước thành viên đó. Hàng hóa thu được từ một Nước thành viên hoặc từ cá nhân của một Nước thành viên từ đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài thềm lục địa của Nước thành viên đó, với điều kiện Nước thành viên hoặc cá nhân của Nước thành viên đó có quyền khai thác đáy biển hoặc dưới đáy biển. Phế thải và phế liệu được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc được thu gom tại lãnh thổ của một Nước thành viên, với điều kiện phế thải, phế liệu đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô. Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên từ hàng hóa được nêu tại các khoản từ 1 đến 8 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng tại bất kỳ giai đoạn sản xuất nào. Cộng gộp Nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một Nước thành viên được sử dụng để sản xuất một mặt hàng cụ thể tại lãnh thổ của Nước xuất khẩu được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của Nước xuất khẩu. Khi các Nước thành viên có Hiệp định thương mại đang có hiệu lực với cùng một quốc gia không phải là Nước thành viên của Hiệp định này, nguyên liệu của quốc gia đó được coi là hàng hóa có xuất xứ quy định theo Hiệp định này. Hoàn thuế Bên cạnh quy định về cách xác định xuất xứ hàng hóa, Thông tư quy định cụ thể quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Trong đó có quy định về việc hoàn thuế, cụ thể như sau: Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ nhưng không được hưởng ưu đãi thuế quan tại thời điểm nhập khẩu, nhà nhập khẩu có thể căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, xin hoàn lại khoản thuế đã nộp cho cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu, khi cung cấp: Văn bản khai báo rằng hàng hóa đáp ứng xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tài liệu khác liên quan tới việc nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của Nước nhập khẩu.
Quy định về xác định xuất xứ hàng hóaVừa qua, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 05 năm 2020. Thông tư quy định cụ thể về cách xác định xuất xứ hàng hóa, trong đó có hàng hóa có xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ thuần túy, cộng gộp. Cụ thể: Hàng hóa có xuất xứ Theo Thông tư, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Nước thành viên đó. Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của Nước thành viên đó. Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện các nguyên liệu này trải qua quá trình sản xuất thực hiện hoàn toàn tại lãnh thổ của một Nước thành viên và hàng hóa được phân loại khác nhóm với nhóm của nguyên liệu. Đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn X% trị giá FOB xuất khẩu của hàng hóa cuối cùng. Quy định tại khoản này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều này do quá trình sản xuất không liên quan đến việc chuyển đổi nhóm đối với tất cả nguyên liệu không có xuất xứ. Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa đáp ứng các tiêu chí cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Quy định tại khoản này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên theo một trong các trường hợp sau: Khoáng sản được chiết xuất tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Sản phẩm thu được từ săn bắt, đánh bẫy, thu hoạch, nuôi trồng thủy hải sản hoặc đánh bắt tại lãnh thổ của một Nước thành viên. Cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác lấy từ biển nằm ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên bằng tàu thuộc sở hữu hoặc đăng ký bởi công ty đăng ký thành lập tại lãnh thổ của một Nước thành viên, với điều kiện tàu được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó. Hàng hóa thu được hoặc sản xuất từ cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác trên tàu được sở hữu hoặc đăng ký bởi công ty đăng ký thành lập tại lãnh thổ của một Nước thành viên và được treo cờ của Nước thành viên đó. Hàng hóa thu được từ một Nước thành viên hoặc từ cá nhân của một Nước thành viên từ đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài thềm lục địa của Nước thành viên đó, với điều kiện Nước thành viên hoặc cá nhân của Nước thành viên đó có quyền khai thác đáy biển hoặc dưới đáy biển. Phế thải và phế liệu được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc được thu gom tại lãnh thổ của một Nước thành viên, với điều kiện phế thải, phế liệu đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô. Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên từ hàng hóa được nêu tại các khoản từ 1 đến 8 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng tại bất kỳ giai đoạn sản xuất nào. Cộng gộp Nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một Nước thành viên được sử dụng để sản xuất một mặt hàng cụ thể tại lãnh thổ của Nước xuất khẩu được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của Nước xuất khẩu. Khi các Nước thành viên có Hiệp định thương mại đang có hiệu lực với cùng một quốc gia không phải là Nước thành viên của Hiệp định này, nguyên liệu của quốc gia đó được coi là hàng hóa có xuất xứ quy định theo Hiệp định này. Hoàn thuế Bên cạnh quy định về cách xác định xuất xứ hàng hóa, Thông tư quy định cụ thể quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Trong đó có quy định về việc hoàn thuế, cụ thể như sau: Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ nhưng không được hưởng ưu đãi thuế quan tại thời điểm nhập khẩu, nhà nhập khẩu có thể căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, xin hoàn lại khoản thuế đã nộp cho cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu, khi cung cấp: Văn bản khai báo rằng hàng hóa đáp ứng xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tài liệu khác liên quan tới việc nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của Nước nhập khẩu.
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Thông tư 33/2023/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 31/5/2023 và có hiệu lực từ ngày 15/7/2023 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo Thông tư quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm: 1 bản chính đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 1 bản chụp bảng kê khai chi phí sản xuất và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 1 bản chụp quy trình sản xuất hoặc giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 1 bản chụp catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018. Ngoài ra, Thông tư số 33/2023/TT-BTC cũng đã quy định cụ thể về kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; khai, nộp, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Tác giả bài viết: Phòng PBGDPL&TDTHPL
Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị.
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm: 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ nêu trên đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:
Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;
Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;
Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư; quy trình sản xuất..
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
Thông tư số 33/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023.