Thủ Tục Tái Xuất Hàng Không Đạt Chất Lượng

Thủ Tục Tái Xuất Hàng Không Đạt Chất Lượng

Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.

Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.

Thủ tục tái nhập hàng xuất khẩu bị trả lại

Hỏi: Tháng 4 vừa rồi công ty tôi có xuất khẩu một lô hàng cho đối tác ở Hàn Quốc, nhưng do một phần lô hàng bị lỗi nên được yêu cầu trả lại. Vậy cho tôi hỏi thủ tục tái nhập hàng xuất khẩu bị trả lại như vậy như thế nào? Phần thuế nhập khẩu và phần thuế GTGT của phần lô hàng lỗi chúng tôi phải nộp có được xét hoàn thuế lại hay không? Nếu đơn vị chúng tôi nhập khẩu để tái chế và xuất lại sang cho đối tác thì cần chuẩn bị thêm những giấy tờ gì? Xin anh/ chị tư vấn giúp! Trân trọng cảm ơn anh/ chị!

Đáp: Chào anh/chị, về vấn đề nêu trên chúng tôi xin được tư vấn như sau:

– Căn cứ điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP  ngày 21/01/2015 của Bộ Tài chính quy định:

Điều 47. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu

“1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

5. Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.”.

Theo quy định trên, công ty không phải kê khai nộp thuế đối với hàng hoá tái nhập theo quy định tại khoản 1 điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP nhưng phải nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định trên . Đối với trường hợp công ty tái nhập để tái chế nhưng quá thời hạn tái chế đã đăng ký với cơ quan hải quan mà không tái xuất thì phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.

– Căn cứ điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:

Điều 33. Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập

“1. Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:

a) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam;

b) Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái nhập.

Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái nhập là hàng hóa xuất khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.

a) Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

c) Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

d) Đối với hàng hóa phải nhập khẩu trở lại do khách hàng nước ngoài từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng theo thông báo của hãng vận tải, phải có thêm thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hóa hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại đối với trường hợp hàng hóa do khách hàng trả lại: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc người nộp thuế tự phát hiện hàng hóa có sai sót, nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hóa trả lại trong công văn đề nghị hoàn thuế;

đ) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm b khoản 1 điều này phải nộp thêm văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.

3. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế”.

Như vậy, hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu phải tái nhập công ty thực hiện theo điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Hi vọng thông tin nêu trên có thể phần nào giúp anh/ chị giải quyết được vấn đề.