Tiêu Chuẩn Sức Khoẻ Đi Làm Công An 2024 Usa Online Free

Tiêu Chuẩn Sức Khoẻ Đi Làm Công An 2024 Usa Online Free

Theo quy định Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, tiêu chuẩn chung để công dân được gọi đi nhập ngũ gồm:

Theo quy định Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, tiêu chuẩn chung để công dân được gọi đi nhập ngũ gồm:

Thủ tục khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự:

Gửi Luật Sư. Em tên Nguyễn Xuân Trường, hiện nay 23 tuổi đã tốt nghiệp đại học. Trước đây em mắc bệnh viêm tai giữa, có thủng màng nhĩ (tai trái), đã mổ và điều trị. Hiện tại em nhận được giấy tham gia khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nhưng em không còn giữ hồ sơ bệnh án trước đây. Vậy em sẽ được khai báo và khám ngay khi tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hay phải đến bệnh viện tiến hành khám và lập hồ sơ về bệnh án và nộp lại cho bộ phận khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự? Cảm ơn luật sư!

Căn cứ Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo quy định trên để xác định một công dân có đủ sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự hay không sẽ dựa vào kết luận của Hội đống khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự, không phụ thuộc vào kết luận hay hồ sơ bệnh án của cơ sở y tế có thẩm quyền khác.

Theo thông tin bạn cung cấp, trước đây, bạn mắc bệnh viêm tai giữa, có thủng màng nhĩ (tai trái), đã mổ và điều trị, nay bạn nhận được giấy gọi đi khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nhưng bạn không còn giữ hồ sơ bệnh án trước đây, như vậy khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bạn sẽ khai báo với Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để xem xét và phát hiện tình trạng bệnh, tiền sử,… sau đó tiến hành khám sức khỏe.

Giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ:

Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về phiếu khám sức khỏe và giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ như sau:

Thứ nhất, về phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

1. Nội dung phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Phần I – Sơ yếu lý lịch và tiền sử bệnh tật:

– Phần sơ yếu lý lịch do Ban chỉ huy quân sự xã ghi;

– Tiền sử bệnh tật: do Trạm y tế xã ghi và chịu trách nhiệm.

Phần II – Khám sức khỏe: do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi ở nửa bên trái và Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị quân đội ghi ở nửa bên phải.

2. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Khi chưa nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý;

– Khi công dân nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được giao cho đơn vị nhận quân, quản lý tại quân y tuyến trung đoàn và tương đương;

– Ra quân, bàn giao lại Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý.

3. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi:

– Viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì;

– Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;

– Ghi đầy đủ các nội dung quy định trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

– Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe.

Thứ hai, về giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ:

– Trước khi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ, Phòng Y tế huyện phải hoàn thành việc lập danh sách những công dân đủ sức khỏe theo quy định, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự huyện.

– Căn cứ vào kế hoạch hiệp đồng giữa đơn vị nhận quân và địa phương, Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe cho quân y đơn vị nhận quân.

– Quân y đơn vị nhận quân tổ chức nghiên cứu trước hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về sức khỏe, đề nghị Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện kiểm tra kết luận lại.

– Tổng hợp báo cáo kết quả theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (địa phương giao quân theo Mẫu 4a, 4b; quân y đơn vị nhận quân theo Mẫu 4c).

– Đơn vị nhận quân phải tổ chức khám phúc tra sức khỏe cho chiến sỹ mới ngay sau khi về đơn vị để phân loại, kết luận lại sức khỏe, phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe trả về địa phương và có trách nhiệm thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự huyện biết:

+) Số công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe;

+) Số công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần trả về địa phương (do sai sót trong quá trình khám chưa tìm ra bệnh hoặc bệnh mới phát sinh trong quá trình huấn luyện chiến sỹ mới).

– Quy định về việc trả lại những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe về địa phương

+) Những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương khi kết quả khám phúc tra sức khỏe được Chủ nhiệm Quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác định và cấp trên trực tiếp phê duyệt.

+) Hồ sơ sức khỏe của công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương phải có đủ phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự địa phương có phần ghi kết quả khám, kết luận sức khỏe của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đơn vị.

+) Việc trả công dân không đủ sức khỏe về địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, cơ quan y tế địa phương tổ chức kiểm tra lại (thời hạn từ 7 – 10 ngày, kể từ khi đơn vị bàn giao công dân không đủ sức khỏe cho địa phương). Trường hợp không thống nhất với kết luận của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện chuyển hồ sơ của công dân lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh để tổ chức giám định sức khỏe.

Điều kiện sức khỏe như thế nào thì được miễn đi nghĩa vụ quân sự:

– Chào luật sư. Em sinh năm 15.1.1991. Hiện tại em có giấy khám nghĩa vụ quân sự lần 2 vào thứ 4 tuần sau. Cho em hỏi với điều kiện của em thì khả năng đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu. Em cao 1.69 nặng khoảng 63kg. Mắt năm 19 tuổi có đo là 1 mắt viễn và 1 mắt loạn (1.5 và 1.75 độ) em đeo kính được 1 thời gian thì thấy kính không phù hợp và nhìn cái gì cũng to lên cả, nên em không đeo nữa. Mắt em hiện tại nếu đi khám chỉ nhìn đến dòng thứ 3 hoặc thứ 4 của bảng thôi.

Em có nên đi khám mắt lại hay không? – Vào năm 2015 em có bị té gẫy xương đồn vai trái và phải đi mổ gắn đinh vô, khoảng đến tháng 7/2015 thì em lấy đinh ra, vết mổ lên sẹo rất to và nhìn rất rõ, tay em hiện khá yếu. liệu đó có phải phần miễn nghĩa vụ không? – lượng axit acird của em trong máu cao hơn bình thường (bệnh gout) vậy em có phải đi không. Xin tư vấn cho em. Em cám ơn!

Căn cứ Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

– Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

– Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.

– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Đối với các đơn vị nêu trên thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Cách phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự theo khoản 2, khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP

Căn cứ vào phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định:

– Mắt cận thị từ -1,5 D đến dưới – 3 D sẽ thuộc điểm 3.

+ Viễn thị từ + 1,5 D đến dưới + 3 D thuộc điểm 4;

Vì một mắt viễn thị 1,5 D và một mắt cận thị 1,75 D nên trường hợp của bạn thuộc điểm 3 và 4. Nên theo cách phân loại sức khỏe của bạn sẽ thuộc loại 3 và loại 4.

Căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định thì sẽ gọi nhập ngũ công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3, không gọi nhập ngũ công dân thuộc sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Còn với trường hợp bạn bị để lại sẹo do gãy xương thì theo phụ lục ban hành Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định:

Theo đó, tùy vào vệt sẹo của bạn ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn như thế nào thì sẽ được quy đổi điểm và sức khỏe sẽ thuộc loại nào theo quy định trên.

Như vậy, theo phân loại sức khỏe trên thì việc bạn thuộc sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt và thuộc sức khỏe loại 4 thì có thể bạn sẽ không đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định. Tuy nhiên việc bạn có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự hay không và được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự hay không phải phụ thuộc vào kết luận giám định sức khỏe của Hội đồng giám định sức khỏe.