Hàng năm, số lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ tăng lên khi ngày càng nhiều sinh viên chọn Mỹ là nơi họ muốn mở rộng kinh nghiệm và tiếp tục con đường học vấn của mình. Trên thực tế, Mỹ hiện là quốc gia phổ biến nhất đối với sinh viên quốc tế. Vậy tại sao nhiều sinh viên quốc tế chọn các trường cao đẳng và đại học tại Mỹ?
Hàng năm, số lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ tăng lên khi ngày càng nhiều sinh viên chọn Mỹ là nơi họ muốn mở rộng kinh nghiệm và tiếp tục con đường học vấn của mình. Trên thực tế, Mỹ hiện là quốc gia phổ biến nhất đối với sinh viên quốc tế. Vậy tại sao nhiều sinh viên quốc tế chọn các trường cao đẳng và đại học tại Mỹ?
Kinh nghiệm trong môi trường quốc tế là một thứ hàng hóa có thể bán được trên thị trường. Nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều kiến thức, khả năng thích ứng và kinh nghiệm mà sinh viên quốc tế có được khi học tập tại Mỹ. Các công ty ở Mỹ đang ngày càng tìm cách trở nên hiện diện mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu. Họ thường tìm cách thuê những nhân viên không chỉ có kỹ năng ngôn ngữ đa văn hóa mà còn có thể giúp giao tiếp, đàm phán và tiến hành kinh doanh giữa các nền văn hóa khác nhau.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tìm kiếm những ứng viên mạnh khi tuyển dụng; Sinh viên quốc tế cũng có nhu cầu cao ở những nơi khác. Trong những năm gần đây, các công ty quốc tế đã trở nên chủ động hơn nhiều trong việc tuyển dụng từ nhóm sinh viên quốc tế tốt nghiệp mạnh mẽ. Triển vọng nghề nghiệp dài hạn của bạn có thể được nâng cao nhờ kinh nghiệm của bạn thông qua sự phát triển của sự tự tin, độc lập và các kỹ năng đa văn hóa – những đặc tính được các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới yêu cầu cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh viên Việt Nam có việc làm sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng tại Mỹ, trong đó chủ yếu và nổi bật nhất là các yếu tố: bằng cấp được công nhận (bao gồm việc hoàn thành chương trình đào tạo điều dưỡng và vượt qua kỳ thi NCLEX-RN uy tín), sử dụng thành thạo tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc và xây dựng mạng lưới việc làm rộng khắp.
Du học ngành điều dưỡng tại Mỹ không còn xa lạ với nhiều sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên không phải ai cũng biết lựa chọn chương trình đào tạo điều dưỡng được Cục Giấy phép Y tế Tiểu bang (State Board of Nursing) công nhận đạt chuẩn.
Việc học tập tại cơ sở giáo dục có chương trình đào tạo được công nhận đem lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ. Đầu tiên và quan trọng nhất là sinh viên tốt nghiệp các chương trình này mới có đủ điều kiện để tham gia kỳ thi cấp giấy phép hành nghề điều dưỡng tại Hoa Kỳ – NCLEX-RN. Việc vượt qua kỳ thi này là điều kiện bắt buộc để được hành nghề điều dưỡng tại hầu hết các tiểu bang ở Hoa Kỳ và một số bang ở Canada. Thêm vào đó, chương trình đạt chuẩn thường được đánh giá cao hơn bởi nhà tuyển dụng và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế. Do đó, không ít cơ sở y tế bao gồm bệnh viện, phòng khám và cơ sở chăm sóc dài hạn chỉ tuyển dụng điều dưỡng có bằng cấp từ các chương trình được công nhận.
Không nằm ngoài làn sóng già hóa nhân số trên toàn cầu, ngành y tế Mỹ đang phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nhân sự điều dưỡng chưa từng có, đặc biệt trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19.
Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) dự báo thị trường lao động nước này cần thêm 1 triệu điều dưỡng từ năm 2020 đến năm 2030, tăng trưởng 9%, cao hơn mức trung bình của các ngành nghề còn lại trong cùng giai đoạn. Theo trang web tuyển dụng Indeed, hiện có hơn 400.000 việc làm điều dưỡng đang được đăng tải tại Mỹ.
Để giải quyết những thách thức trong việc phát triển lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe có kỹ năng, Bộ Lao động Hoa Kỳ (U.S. Department of Labor) đã công bố khoản tài trợ 80 triệu USD thông qua chương trình Nursing Expansion Grant Program vào tháng mười năm ngoái.
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số cùng với đó là sự gia tăng các bệnh mãn tính không lây nhiễm. Điều này dẫn đến nhu cầu về nhân lực y tế, đặc biệt là điều dưỡng ngày càng cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng tại Việt Nam có thể làm việc tại các bệnh viện; phòng khám đa khoa, chuyên khoa; viện dưỡng lão; trung tâm y tế cộng đồng; tổ chức phi chính phủ (NGOs) như WHO, CARE International, PATH… Theo tính toán, tỷ lệ điều dưỡng tại Việt Nam chỉ đạt 16,5/10.000 dân, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác, đơn cử như Nhật Bản với 9-10 điều dưỡng/1.000 dân. Nếu không có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho lĩnh vực này thì đến 2030 ngành y tế Việt Nam có thể sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng từ 40 – 50 nghìn nhân lực điều dưỡng. Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng đây là ngành học vô cùng triển vọng và có cơ hội phát triển rộng mở trong tương lai.
Tương tự như Việt Nam, ngành y tế Mỹ, cụ thể là điều dưỡng cũng đang đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân sự. Theo ước tính, trong vòng 10 năm tới, quốc gia này cần hơn 1 triệu lao động điều dưỡng mới để đáp ứng ở mức đủ nhu cầu của xã hội. Để tháo gỡ khó khăn trên, nhiều biện pháp được chính phủ Mỹ và các cơ sở y tế tích cực đề ra như tăng lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động, cung cấp học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên học ngành điều dưỡng, đặc biệt là nới lỏng các quy định về nhập cư cho nhân lực điều dưỡng từ nước ngoài. Chính sách này hứa hẹn mở ra cơ hội lớn dành cho sinh viên quốc tế học tập và tu nghiệp tại thị trường khó tính và hiện đại bậc nhất về lĩnh vực y tế như Mỹ.
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng về mục tiêu đào tạo hay kiến thức cơ bản, ngành điều dưỡng ở Việt Nam và ở Mỹ có kha khá sự khác biệt do không đồng nhất về hệ thống y tế, văn hóa và kinh tế giữa hai quốc gia. Để bạn đọc dễ so sánh, INDEC xin liệt kê một vài điểm khác biệt cơ bản như sau.
Thời gian học ngành điều dưỡng tại Việt Nam phụ thuộc vào chương trình đào tạo mà người học lựa chọn. Hiện nay, hệ thống đào tạo ngành điều dưỡng ở nước ta có 2 cấp bậc: cao đẳng điều dưỡng với thời gian đào tạo thường kéo dài 3 năm và đại học điều dưỡng mất khoảng 4 đến 5 năm.
Trong khi đó, thời gian du học Mỹ ngành điều dưỡng khá phức tạp và được phân hóa rõ rệt theo cấp bậc đào tạo.
Dù là bậc cao đẳng hay đại học, chương trình đào tạo điều dưỡng tại Việt Nam đều có nội dung đào tạo chung gồm các kiến thức cơ bản (như giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, dược lý, vi sinh…), kiến thức chuyên ngành (chăm sóc bệnh nhân, kỹ thuật điều dưỡng, dinh dưỡng, sức khỏe cộng đồng…), kỹ năng thực hành và đạo đức đề nghiệp.
Trong khi đó, do có sự phân hóa giữa các cấp bậc đào tạo nên chương trình học điều dưỡng tại Mỹ cũng có rất nhiều sự khác biệt.
Một sinh viên theo học Associate Degree in Nursing (ADN) cần vượt qua các học phần xoanh quanh 5 nội dung chính bao gồm khoa học cơ bản (là các môn học về sinh học, hóa học, giải phẫu, sinh lý học và các kiến thức toán học cơ bản để ứng dụng trong điều dưỡng), khoa học y tế (gồm các môn học về vi sinh học, sức khỏe cộng đồng, sức khỏe tâm thần, sinh dưỡng học và dược lý học), kỹ năng điều dưỡng, luật pháp và đạo đức nghề điều dưỡng cùng khóa thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế.
Tương tự ADN, chương trình đào tạo Bachelor of Science in Nursing (BSN) tiêu chuẩn cũng bao gồm những môn học cơ bản được liệt kê ở trên nhưng là một phiên bản nâng cao hơn khi đào tạo thêm kỹ năng quản lý, lãnh đạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình Master of Science in Nursing – MSN là một bước tiến cao hơn trong sự nghiệp điều dưỡng, bao gồm 2 mục tiêu đào tạo chính là Core Courses và Specialty Courses. Trong khi Core Courses cung cấp kiến thức nền tảng cần có của một MSN như nghiên cứu điều dưỡng, thống kê sinh học, chính sách và đạo đức chăm sóc sức khỏe, lãnh đạo và quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe thì Specialty Courses sẽ trao cho người học cơ hội lựa chọn một lĩnh vực chuyên sâu để nghiên cứu như điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng nhi khoa… Tóm lại, mục đích cuối cùng của MSN là chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng để theo đuổi các vị trí chuyên sâu hơn như CNP (Certified Nurse Practitioner), CRNA (Certified Registered Nurse Anesthetist), CNS (Clinical Nurse Specialist) hoặc CNM (Certified Nurse-Midwife)
Và cuối cùng, một chương trình Doctor of Nursing Practice (DNP) điển hình sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để người học đảm nhận vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một DNP cần phải hoàn thành các khóa học về lãnh đạo và quản lý, chính sách y tế, nghiên cứu và lâm sàng nâng cao.
Một sự khác biệt cũng rất lớn và dễ dàng nhận thấy nữa giữa nghề điều dưỡng tại Việt Nam và Mỹ nằm ở mức lương. Do mức lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, cơ sở làm việc, khu vực địa lý và chính sách phúc lợi của cơ sở y tế, nên INDEC chỉ sẽ bàn đến mức lương trung bình của 2 quốc gia.
Điều dưỡng cao đẳng: mức lương khởi điểm trung bình cho vị trí này thường dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng, sau một vài năm kinh nghiệm có thể lên đến 10-12 triệu đồng/tháng.
Điều dưỡng đại học: mức lương khởi điểm thường cao hơn so với điều dưỡng cao đẳng, dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng, và có thể lên tới 15-20 triệu đồng/tháng đối với những người có kinh nghiệm và làm việc ở các vị trí quản lý.
Mức lương điều dưỡng tại Mỹ được đánh giá là khá cao và rất cạnh tranh so với Việt Nam. Cụ thể: