Vinacafe Mã Chứng Khoán

Vinacafe Mã Chứng Khoán

(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.

(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.

Có nên đầu tư các mã chứng khoán ngành thép không?

Liệu hiện tại cổ phiếu ngành thép có những cơ hội và thách thức như thế nào? Có nên đầu tư cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn này? Cùng tìm hiểu qua phần dưới đây!

Cơ hội của những mã chứng khoán ngành thép

Mặc dù nhiều mã cổ phiếu ngành thép đã trải qua một thời kỳ khó khăn nhất từ trước cho đến nay do những vấn đề liên quan đến thị trường chung và các vấn đề khác, tuy nhiên giai đoạn tới vẫn có những điểm sáng đối với nhóm cổ phiếu này như sau:

Cách chọn mã chứng khoán ngành thép tiềm năng

- Dưới đây là những tiêu chí giúp nhà đầu tư có thể đánh giá cổ phiếu tiềm năng thuộc nhóm ngành thép:

Sự cạnh tranh cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Tất nhiên các doanh nghiệp trong nhóm ngành thép sẽ có sự cạnh tranh với nhau, bạn nên chọn doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh, có lợi thế về sản xuất, hoạt động kinh doanh, dây chuyền công nghệ và thương hiệu của doanh nghiệp.

- Hoạt động chia cổ tức của doanh nghiệp: Cần xem xét doanh nghiệp chia cổ tức có đều đặn hay không thông qua các báo cáo tài chính, các kỳ họp cổ đông của công ty. Việc doanh nghiệp định kỳ chia cổ tức chính là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của họ.

- Đội ngũ lãnh đạo: Các vấn đề về lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến giá cổ phiếu theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Bạn nên chọn doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo có định hướng, có tư duy cũng như có đời tư sạch.

Vấn đề nợ của doanh nghiệp: Không nên lựa chọn nếu doanh nghiệp có nợ lớn hơn so với tài sản ngắn hạn, bởi nguy cơ các doanh nghiệp này phá sản hay gặp các rủi ro kinh tế là rất lớn.

- Chỉ số P/E của doanh nghiệp: Lựa chọn doanh nghiệp có chỉ số P/E ở mức hợp lý để đảm bảo giá mua cổ phiếu ở mức thấp, cũng như thuận lợi cho các nhu cầu bán cổ phiếu sau này.

Trên đây là toàn bộ những thông tin và kiến thức tổng hợp về chủ đề mã chứng khoán ngành thép, những triển vọng cũng như rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2023 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến nhà đầu tư. Chúc nhà đầu tư có những nhận định đúng đắn để đưa ra quyết định giải ngân phù hợp với giai đoạn khó khăn này của thị trường.

=> Nhận định cổ phiếu ngành Thép - Mưa đã tạnh nhưng chờ nắng lên | Cổ phiếu HPG, HSG, NKG

(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã NKG) - HOSE

Công ty Cổ phần Thép Nam Kim là một đơn vị hoạt động tương đối lâu với 7 năm kinh nghiệm trong ngành thép, có uy tín trên thị trường cả trong nước và quốc tế. Sở hữu đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, nhiệt tình gắn bó, Công ty đã và đang từng bước xây dựng nên một tập thể vững mạnh.

- NKG là một trong những nhà xuất khẩu tôn mạ lớn của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu trên tổng doanh thu rất lớn, hơn 80%. Bên cạnh đó các thị trường chính của NKG là Mỹ và Châu Âu đang phải đối mặt với lạm phát và suy thoái lớn, do đó đã tác động rất tiêu cực đến kết quả kinh doanh của NKG

- Với tình hình chưa có dấu hiệu tích cực trở lại như hiện nay thì NKG sẽ khó có thể trở thành 1 khoản đầu tư tốt tại thời điểm hiện tại.

=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

Các mã chứng khoán của ngành thép tiềm năng nhất năm 2023

Trong số rất nhiều mã chứng khoán thuộc nhóm ngành thép, chúng tôi tổng hợp và lựa chọn ra những mã cổ phiếu đáng chú ý nhất trong ngành tại thời điểm 2023 để nhà đầu tư tham khảo.

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã HPG) - HOSE

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với hơn 20 năm phát triển trên thị trường, đầu tư các lĩnh vực xây dựng, nội thất, ống thép,...HPG được niêm yết trên sàn HOSE với mức thanh khoản khá cao.

- HPG được biết đến là nhà sản xuất thép số 1 Việt Nam với quy mô lớn và sở hữu 1 chuỗi giá trị từ đầu đến cuối trong lĩnh vực sản xuất thép.

- Năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên sau nhiều năm HPG ghi nhận mức lợi nhuận âm, nguyên nhân chủ yếu đến từ nhu cầu thấp của thị trường khiến giá thép giảm mạnh, bên cạnh đó là tỷ giá tăng cao khiến công ty ghi nhận mức lỗ tỷ giá lên đến hàng ngàn tỷ.

- Năm 2023 được cho là sẽ vẫn khá ảm đạm đối với cổ phiếu dẫn đầu ngành thép này khi thị trường bất động sản và xây dựng vẫn đang đóng băng, nhiều vấn đề trong nước như trái phiếu vẫn chưa được giải quyết triệt để khiến các chủ đầu tư khó huy động vốn để làm dự án của mình.

- Tuy nhiên mức giá hiện tại của HPG là tương đối hấp dẫn với một cổ phiếu đầu ngành thép, do đó đối với những nhà đầu tư dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân tỷ trọng nhỏ đối với cổ phiếu này tại thời điểm hiện tại.

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Mã HSG) - HOSE

Thành lập từ năm 2001, đến nay Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn thép hàng đầu tại Việt Nam.

- HSG được nhiều người nhắc đến với tên gọi “ông hoàng tôn mạ Việt Nam”. Hiện tại thị phần tôn mạ vẫn đang được dẫn đầu bởi Tập đoàn Hoa Sen, tuy nhiên chiến lược hiện tại của HSG là dần chuyển dịch sang mảng phân phối thép và các sản phẩm của thép, do đó có thể trong thời gian tới vị trí dẫn đầu mảng tôn mạ của HSG sẽ không còn nữa.

- Với một năm 2022 đầy biến động đã mang đến rất nhiều khó khăn cho HSG, tuy nhiên những khó khăn này có vẻ sẽ chưa thể kết thúc khi 2023 cũng là một năm rất khó khăn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu tương đối lớn như HSG khi thế giới đang phải đối mặt với tình hình lạm phát và suy thoái, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thép và tôn mạ sẽ giảm xuống

- Bên cạnh đó là thị trường nội địa, bất động sản đóng băng cũng khiến cho HSG rất khó khăn để bán được hàng trong khi lượng hàng tồn kho giá cao vẫn còn tương đối lớn như hiện tại.

- Do đó mặc dù mức giá hiện tại của HSG là tương đối rẻ tuy nhiên những rủi ro vẫn còn khá lớn, do đó chưa nên đầu tư đối với mã cổ phiếu này tại thời điểm hiện tại.

Thách thức của mã chứng khoán ngành thép

- Thị trường bất động sản đóng băng, các chủ đầu tư khó huy động được vốn thông qua kênh tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp đã khiến cho nhu cầu xây dựng giảm, điều này khiến nhu cầu thép cũng theo đó mà giảm

- Các thị trường xuất khẩu thép lớn của Việt Nam đang chịu những tác động tiêu cực từ lạm phát và suy thoái, do đó doanh thu từ xuất khẩu trong năm 2023 đứng trước nguy cơ suy giảm

- Qua đó có thể thấy, mặc dù có những điểm tích cực đang le lói xuất hiện, tuy nhiên những điều đó sẽ khó có thể bù đắp được cho những thách thức mà ngành thép đang phải đối mặt thời điểm hiện tại. Vì thế với một nhóm ngành mang tính chu kỳ cao như ngành thép thì thời điểm đầu tư sẽ rất quan trọng.