TMO – 14 loại cây ăn quả chủ lực được kỳ vọng thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung và kinh tế-xã hội các địa phương nói riêng, đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế đất nước.
TMO – 14 loại cây ăn quả chủ lực được kỳ vọng thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung và kinh tế-xã hội các địa phương nói riêng, đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế đất nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, với 14 loại cây chủ lực gồm: Thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ, na.
Tại Đồng Tháp có 04 loại cây ăn quả chủ lực được định hướng phát triển đó là: Xoài, nhãn, cam và mít.
Xoài là một trong 05 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển khoảng 130.000 – 140.000 ha trồng xoài, sản lượng 1,1 - 1,5 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất xoài trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), vùng Nam Trung bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).
Đối với cây nhãn, ổn định diện tích khoảng 85.000 ha, sản lượng 700.000 – 750.000 tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng Đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng).
Cây cam được định hướng ổn định diện tích khoảng 100.000 ha, sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất cam trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang), vùng Đồng bằng sông Hồng (thành phố Hà Nội, Hưng Yên), vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng).
Đến năm 2030, ổn định diện tích trồng mít khoảng 50.000 ha, sản lượng 600.000 – 700.000 tấn. Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang).
-Cần tuyển 30 nam/nữ : tuổi từ 18 đến 50 -Công việc làm vườn cây ăn trái và vườn hoa cây kiểng -Hình thức làm việc chăm sóc cây ăn quả ,cắt tỉa nhánh, tưới nước ,làm vườn làm cỏ ….. -Thời gian đầu được các chuyên gia làm vườn hướng dẫn công việc . – Môi trường làm việc : khí hậu mát mẻ -Thời gian làm việc: 8 tiếng -Lương khởi điểm : 10 triệu đến 17 triệu/tháng ( bao ăn ở ).Công ty hỗ trợ tiền xe cho công nhân đi làm hoàn toàn miễn phí. Công nhân làm tốt lên lương ngay trong tháng đầu.
Người lao động được làm việc trong môi trường ứng dụng công nghệ cao , điều kiện khí hậu mát mẻ : -Được nghỉ các ngày lễ ,ngày tết,vẫn có lương, thưởng riêng tháng 13 và vé xe về quê ăn tết, được tham quan nghỉ mát . -Công việc làm lâu dài ổn định, tuyển trực tiếp không thu phí ứng viên.